• Chia sẻ qua Zalo
  • Chia sẻ FB
  • Góp ý & Báo lỗi
  • Bình luận0

Sơn Hồng Sơn từ tay trắng đi đến thành danh trong lĩnh vực xăm hình nghệ thuật

Nam thợ xăm hot nhất Đức Hòa Long An chia sẻ được - mất của nghề

Thu nhập tốt nhưng mệt mỏi vì phải cầm máy nặng, đầu tư tốn kém và vấp phải nhiều định kiến của cộng đồng…

Không được tốt nghiệp cấp 2 như bao người khác, Sơn Hồng Sơn (sinh năm 1997) chọn con đường trở thành tattooist. 

- Chào Sơn ! Điều gì ở nghề xăm khiến bạn thích thú đến mức bỏ học để theo đuổi vậy? 

- Sơn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những hình xăm Nhật Cổ - Á - Âu 

Trước khi chính thức xăm, người thợ phải lên maket với khách. Sau khi thống nhất được hình mới bắt tay vào vệ sinh phần da xăm, scan hình rồi in lên cơ thể và xăm. 

- Sơn đã phải trải qua quá trình rèn luyện thế nào mới được chính thức xăm lên cơ thể người? 

- Lúc chuẩn bị mở tiệm , Sơn phải học vẽ, in, scan hình, tập xăm trên bì lợn, cao su suốt 3, 4 tháng rồi mới được xăm thật.

Nghề này nhìn thì nhẹ nhàng nhưng thực chất cũng cần sức khỏe vì máy xăm khá nặng, dễ gây mỏi tay. So với cánh mày râu thì con gái chúng mình mất thời gian lâu hơn mới làm quen và kiểm soát được máy theo đúng ý mình. 


Mỗi ngày Sơn xăm cho khoảng 2-3 khách nhưng trước đó đôi bên phải mất nhiều thời gian lên maket, trao đổi kỹ với nhau. Những hình nhỏ thì chỉ cần xăm 20-30 phút là xong nhưng các hình lớn, thậm chí mình phải làm đến 3-4 tiếng. Khi đó, dù có thể nghỉ giữa chừng nhưng vẫn rất mệt và mỏi nhừ tay. 

- Những kỷ niệm thú vị về nghề của Sơn

Tùy kích cỡ và độ khó dễ của hình xăm mà khách phải bỏ ra từ 300 đến hàng triệu, thậm chí cả chục triệu đồng. Vì thế, thu nhập của các tattooist cũng khá rủng rỉnh. Theo một số thợ trong nghề thì hàng tháng họ kiếm được từ 15-30 triệu.

- Cái "được và mất" mà nghề xăm mang lại cho Sơn?

- Sơn thấy mình được rất nhiều và may mắn khi có thể sống và theo đuổi đam mê. Công việc này mang tới niềm hạnh phúc mỗi ngày cho Sơn, mang tới nhiều mối quan hệ và những người bạn mới. Rất nhiều trong số đó có cùng đam mê để chia sẻ, giúp đỡ nhau trong việc phát triển công việc. Một số khách sau khi xăm đã trở thành bạn thân thiết của Sơn. Ngoài ra, nghề tattoo này cũng khiến Zin nhận được không ít sự ái mộ của các bạn trẻ. 


Cái mất duy nhất của Sơn khi theo nghề là ít có thời gian dành cho gia đình, bạn bè vì tập trung quá nhiều cho công việc nhưng luôn luôn có người con gái giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh.

- Mọi người vẫn truyền tai nhau rằng, các thợ xăm có thu nhập khủng lắm (15-30 triệu/tháng). Vậy cụ thể số tiền Sơn thu được hàng tháng từ công việc của mình là bao nhiêu? 

- Sơn chưa thử làm một phép tính để xem một tháng mình kiếm được bao nhiêu. Tuy nhiên Sơn nghĩ để có một mức thu nhập cao, đồng nghĩa với việc bạn phải gây dựng được niềm tin của rất nhiều khách hàng bằng khả năng, chất lượng dịch vụ của bạn. Đó chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Hiện tại Sơn mới qua giai đọan khó khăn ban đầu nên mức thu nhập chỉ đủ để mình có thêm cơ sở theo nghề, tự lo được cho bản thân. Để có được điều kiện tốt hơn Sơn  còn phải cố gắng nhiều.

- Kỷ niệm về lần đầu tiên được xăm lên cơ thể người khác khiến Sơn nhớ lắm. Khi đó dù chỉ phải xăm một dòng chữ nhỏ khá đơn giản nhưng Sơn cũng vã mồ hôi vì căng thẳng. May mắn người khách đầu tiên ấy là bạn thân của Sơn nên cũng hiểu và cố gắng hợp tác. Kết quả hình cũng không tới nỗi tệ và theo nhận xét của một anh trong nghề thì: "vẫn có thể sửa lại được". 

Đôi khi Sơn cũng gặp phải những khách hàng khó tính và mình dù thế nào cũng phải cố gắng hoàn thiện tác phẩm ở mức tốt nhất có thể.

Xăm trên cơ thể người. Với Sơn đó thực sự là một nghệ thuật độc đáo bậc nhất, từ cách thức thực hiện, chất liệu tới quá trình làm. Ý định trở thành một tattooist xuất hiện, dần trở thành đam mê lớn của Sơn. Không tốt nghiệp cấp 2, Sơn nghỉ học để theo nghề yêu thích. Lúc đầu bố mẹ cũng phản đối nhưng sau đó thấy Sơn nghiêm túc quá nên đồng tình. Cho đến nay Sơn đã theo nghề được 3 năm và chưa từng hối hận vì quyết định của mình. 

- Nghề xăm vốn nhận được không ít định kiến từ dư luận. Một chàng trai  trẻ như Sơn đã gặp những áp lực như thế nào khi vào nghề? 

- Một thời kỳ rất dài, hình xăm luôn gắn liền với những con người, câu chuyện không tốt. Con trai theo tattoo như Sơn lại càng bị nhìn nhận khắt khe hơn. Tuy nhiên Sơn không hề áp lực trước định kiến ấy bởi mình hiểu và cảm thông cho lý do của dư luận. Chúng mình làm nghề này là sáng tạo ra những hình xăm nghệ thuật, với công cụ, cách thức hiện đại, hoàn toàn không thể đánh đồng với cách thức xăm phủi thô sơ, gắn liền với dân giang hồ nhiều tai tiếng. 


Điều khiến Sơn áp lực nhất khi theo tattoo là hoàn thiện kỹ năng, phát triển công việc thật tốt để góp phần hình thành nét văn hoá xăm hình của Việt Nam, dần xoá đi những suy nghĩ sai lệch về nghề này.

Tin liên quan